may nen khi

Những lỗi thường gặp của máy nén khí Piston mà bạn nên biết

21:25 |
Hiện nay rất nhiều đơn vị, xí nghiệp sử dụng may nen khi. Vì thế trong quá trình sử dụng máy nén khí quý khách cần phải nắm được Những lỗi thường gặp của máy nén khí Piston để sử lý. Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Không thể khởi động máy

Nếu máy nén khí chính hãng của bạn không thể khởi động thì để sửa chữa lỗi máy nén khí này một trong những nguyên nhân rất hay xảy ra là do van unloader ( van xả không tải) không hoạt động.

Khi máy nén khí dừng lại, van unloader sẽ xả áp suất khí nén còn lại trong đường ống xả của máy nén, điều này để đảm bảo rằng máy nén khí sẽ không còn áp lực khí bên trong (không tải) để giúp máy nén khí có thể tăng áp trở lại. Nếu áp lực khí nén vẫn còn trong ống xả, áp lực khí sẽ đẩy xuống phía trên piston máy nén khí và làm cho động cơ không thể quay để khởi động.

Máy nén khí Puma Đài Loan đang được nhiều khách hàng tin dùng.

2. Tiếng ồn lớn

Tiếng ồn lớn là một lỗi hay gặp nhất của máy nén khí. Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra xem độ ồn này xuất phát từ đâu ? Kiểm tra xem dây đai có bị lỏng không ? Các bu lông ốc vít trên máy nén khí piston đã vặn chặt chưa ? Pulley truyền động có bị lỏng không ? Các đế cao su giảm xóc cho máy nén khí piston vẫn ổn chứ ?

– Nếu độ ồn lớn xuất phát từ bản thân máy nén khí piston cần kiểm tra mức dầu bôi trơn trước tiên. Nếu âm thanh này xuất hiện lúc có lúc không ở một tần xuất nào đó thì cần kiểm tra các van đầu vào và đầu ra, các xéc măng của máy nén khí.
– Nếu âm thanh nghe như tiếng gõ thì máy nén khí piston có thể gặp vấn đề nào đó với vòng bi.

3. Máy nén khí piston không hoạt động – không có gì xảy ra cả.

Nếu thực sự máy nén khí piston không có gì xảy ra (không có âm thanh, không chuyển động), thì hầu hết vấn đề ở đấy xuất từ từ điện. Để sửa chữa máy nén khí piston với lỗi này cần kiểm tra các hạng mục sau:- Nguồn điện áp: kiểm tra xem có điện áp 380 V hoặc 220 V đến máy nén khí không ? tất cả các cầu chì có ok không ?

– Công tắc áp suất: kiểm tra các cài đặt trên công tắc áp suất của máy nén khí piston và áp lực thực thế tại bình nén khí. Kiểm tra các kết nối về điện trên công tắc áp suất. Hầu hết các công tắc áp suất có thể hoạt động (thử nghiệm) bằng cách nhấn vào đòn bẩy. Máy nén khí có hoạt động không khí nhấn vào đòn bẩy này ?
– Công tắc bảo vệ mức dầu thấp hoặc nhiệt độ cao của máy nén khí piston có hoạt động không ? Đối với các máy nén khí piston cỡ lớn thường có công tắc bảo vệ mức dầu thấp và nhiệt độ cao. Chúng sẽ ngăn không cho máy nén khí piston hoạt động do vậy để sửa chữa máy nén khí hoạt động lại cần phải reset lại các nút bảo vệ này.

4. Tiêu thụ nhiều dầu máy nén khí

Dầu máy nén khí chắc chắn phải đi đâu đó. Để kiểm tra sửa chữa máy nén khí piston với lỗi này cần xác định vị trí nào dầu đã tiêu hao mất :

– Dầu máy nén khí bị rò rỉ tại một điểm nào đó, thông thường là tại vị trí các van xả, đường ống dẫn dầu, các phớt chắn dầu.
– Dầu bị lẫn vào trong khí nén. Nếu điều này xảy ra thì có rất nhiều nguyên nhân gồm:
+ Mức dầu quá cao: khi mức dầu giảm xuống mức cho phép ( giữa 2 vạch đỏ ở thước thăm dầu ) thì dầu máy nén khí sẽ tự động không đi vào khí nén nữa.
+ Dùng dầu sai chủng loại: có thể dầu bôi trơn có độ nhớt quá thấp hoặc không thích hợp cho sự chuyển động qua lại của dòng máy nén khí piston.
+ Nhiệt độ vận hành máy nén khí quá cao: khi nhiệt độ cao sẽ làm độ nhớt dầu máy nén khí giảm xuống ( nó trở lên mỏng hơn ) kết quả là sẽ cần nhiều dầu hơn cho sự vận hành máy nén khí dẫn đến tiêu hao dầu nhiều hơn.
+ Các xéc măng của máy nén khí piston bị hỏng
+ Bề mặt xi lanh của máy nén khí piston bị mài mòn quá nhiều dẫn đến việc rò rỉ dầu máy qua khí nén.



5. Công suất thấp (áp lực khí lên rất chậm)

Để kiểm tra và sửa chữa máy nén khí với lỗi số 5 này thì nguyên nhân chủ yếu hoặc do máy nén khí piston nén không hết công suất hoặc có một sự rò rỉ khí nén lớn ở đâu đó trên hệ thống. Đầu tiên cần kiểm tra xem có sự rò rỉ khí nén ở đâu không, nếu không tìm thấy gì cần

– Kiểm tra van đầu vào/ra bên trong đầu nén piston
– Kiểm tra gioăng làm kín ở đầu nén piston
– Kiểm tra lọc khí đầu vào có bị tắc/nghẹt không ?

6. Không sinh ra áp lực và khí bị dội ngược ra đường lọc khí

Để sửa chữa máy nén khí piston với lỗi này cần kiểm tra các van/tấm khí đầu vào xem có bị hỏng, tắc bẫn không. Vì nếu các bộ phận này hỏng thì tại chu trình lên của piston thì khí sẽ được đẩy ngược trở lại lọc khí thay vì được nén vào bình tích áp.

7. Có âm thanh rít lên khi khởi động máy

Để sữa chữa lỗi máy nén khí này thì nguyên nhân chủ yếu là do dây đai chuyền động quá lỏng lẻo. Cần phải cân chỉnh lại dây đai hoặc thay thế dây đai máy nén khí mới.

8. Khí rò rỉ qua đường van không tải hoặc công tắc áp suất.

Để sửa chữa máy nén khí với lỗi trên cần kiểm tra xem van unloader hoặc công tắc áp suất có bị hỏng không ? Nếu 2 van trên không có vấn đề rì thì cần kiểm tra van kiểm tra (check valve) đặt bình nén khí bởi van này có tác dụng giữ áp lực khí nén ở trong bình khi máy nén khí đã dừng, nếu van này hỏng khí nén sẽ dò rỉ ngược lại qua đường blow off.

9. Nhiệt độ xi lanh cao

Các nguyên nhân cần kiểm tra để sửa chữa lỗi máy nén khí trên có thể gồm
– Nhiệt độ môi trường xung quanh máy nén khí cao.
– Bị hỏng roăng làm kín ở đầu xi lanh
– Bị rò rỉ/vơ/ bẩn van hút hoặc van xả

10. Nhảy rơ le quá nhiệt

Để sửa chữa máy nén khí với lỗi số 10 thì chỉ có thể xuất phát từ nguyên nhân về điện hoặc nguyên nhân về cơ khí:
– Đo dòng điện khi máy nén khí piston chạy để so sánh với số liệu ghi trên mác của động cơ xem có gì bất thường không ?
– Kiểm tra về cơ bằng cách quay tay pully xem piston của máy nén khí có quay nhẹ nhàng không ?
– Kiểm tra điện áp cấp vào máy nén khí. Nếu điện áp quá thấp máy nén khí có thể sẽ dẫn đến tình trạng quá tải / quá nóng. Đồng thời kiểm tra điện áp khi máy nén khí khởi động, nếu điện áp bị sụt áp nhiều thì chứng tỏ dây điện quá nhỏ so với quy định hoặc có chỗ mối nối nào đó lỏng hoặc han gỉ.

11. Nước có lẫn trong khí nén

Nước có lẫn trong khí nén là điều hết sức bình thường và đó là lý do có van xả nước ở dưới bình nén khí.

Vậy nếu có nước lẫn trong khí nén sau khi khí đi ra khỏi bình tank thì nguyên nhân cần tìm để sửa chữa máy nén khí với lỗi trên là kiểm tra hoạt động của van xả nước có tốt không ?

Bài viết liên quan: 
Xem thêm…

Hướng dẫn vận hành máy nén khí

00:58 |
A. VỊ TRÍ

1. Chọn nơi khô ráo sạch sẽ với nền xưởng vững chắc để đặt máy nén khí

2. Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất mà ở đó động cơ và máy nén có thể vận hành là 40oC (104oF), bởi vậy nó phải được đặt ở nơi thông thoáng.



B. LẮP ĐẶT ĐỘNG CƠ

1. Kiểm tra nguồn điện cung cấp như số pha, điện áp và tần số được biểu hiện trên nhãn của động cơ.

2. Bố trí của dây đai thẳng hàng, vuông góc với động cơ

3. Kiểm tra độ căng đai: Dây đai nên được lắp sao khi ta dùng một lực (3~4.5)kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-13 mm (tức không bị căng quá)

CẨN THẬN:

Dây đai căng quá sẽ dẫn đến quá tải làm phá huỷ dây đai và động cơ. Khi dây đai lỏng dẫn đến dây đai quá nhiệt và tốc độ không ổn định. Thay đổi lực căng bằng cách nới lỏng bu lông siết của động cơ và trượt động cơ trên đế. Nếu cần thiết có thể sử dụng đòn bẩy hoặc điều chỉnh trên đế moto.

CHÚ Ý : DÂY ĐAI KHÔNG ĐƯỢC CĂNG QUÁ.

C- DÂY ĐIỆN

Dùng dây điện có tiết diện vừa đủ đảm bảo cho việc tải dòng của động cơ mà không có sự hao tổn điện áp quá lớn (Tiết diện 01 mm2 dây đồng tải được 5A), có thể xem phần sử dụng động cơ điện.


YÊU CẦU AN TOÀN

Khi sử dụng máy nén khí cần đảm bảo các yêu cầu an toàn sau:

1. Sử dụng bảo hiểm đai để kín hoàn toàn dây đai và có thể đặt hướng về phía bức tường, khoảng cách tối thiểu thuận tiện cho việc bảo dưỡng là 2 feet (khoảng 610mm)

2. Ngắt công tắc điện khi không làm việc để tránh máy khởi động ngoài mong muốn.

3. Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi bảo trì sửa chữa đề đảm bảo an toàn.

4. Khi lắp điện không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.

5. Không được thay đổi việc cài đặt làm ảnh hưởng tới hoạt động của van an toàn.

Khi neo móc thiết bị để di chuyển không làm quá căng quá các đường ống, dây điện hay bình chứa.



QUY TRÌNH KHỞI ĐỘNG MÁY


Nếu máy nén được trang bị hệ thống đóng ngắt tự động (với rơ le áp lực không tải), nó tự động không tải khi khởi động và sẽ tự động tải sau khi đạt đến tốc độ. Nếu máy nén khí được trang bị bộ điều khiển tốc độ không đổi (van điều khiển không tải, cần dùng tay điều khiển không tải) nếu có áp lực trong đường ống xả, để khởi động không tải máy nén khí phải được hoạt động bằng tay sau khi đạt được tốc độ làm việc. Tất nhiên, chức năng tự động duy trì áp suất hoạt động đến khi máy ngưng làm việc.
Đóng công tắc và bắt đầu khởi động máy. Quan sát chiều quay, chiều quay ngược chiều kim đồng hồ khi ta quan sát từ phía bên cạnh của bánh đà máy nén đối với tất cả các loại máy. Đối với máy một pha, chiều quay chỉ dẫn trên nhãn động cơ và được quy định tại nơi sản xuất. Đối với máy ba pha, nếu chiều quay không đúng, dừng máy và thay đổi hai trong ba dây pha của động cơ, khi đó chiều quay của động cơ sẽ đảo lại.



ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT


Trừ các yêu cầu khác, hệ thống điều khiển áp lực đã được cài đặt tại Nhà máy:

- Áp suất không tải: 7kg/cm2

- Áp suất tải: 5kg/cm2

Việc thay đổi được thực hiện theo quy trình điều chỉnh dưới đây:

A. VAN ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN (xem hình 3)

1) Điều chỉnh áp suất không tải

1. Nới lỏng đai ốc khoá trên

2. Vặn bu lông điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

3. Siết đai ốc khoá trên.

2) Điều chỉnh áp suất tải

1. Nới lỏng đai ốc khoá dưới

2. Vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.

3. Siết đai ốc khoá dưới.


B. ĐIỀU KHIỂN RỜ LE ÁP SUẤT


A) Vặn vít điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

B)Vặn vít điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.



BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG MÁY



Một kế hoạch bảo trì tốt tuổi thọ của máy sẽ tăng lên.

Dưới đây là kế hoạch bảo dưỡng máy (Lưu ý: tắt nguồn trước khi bảo dưỡng)

A. BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY

1. Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.

2. Xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.

3. Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường (xem bảng xử lý các vấn đề bất thường)

B. BẢO DƯỠNG HÀNG TUẦN

1. Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.

2. Lám sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.

3. Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

C. BẢO DƯỠNG HÀNG THÁNG

1. Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.

2. Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.

3. Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

D. BẢO DƯỠNG HÀNG QUÝ

1. Thay dầu.

2. Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.

3. Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết.

4. Kiểm tra chế độ không tải của máy.

E. BÔI TRƠN

1. Sử dụng nhớt SAE 20 vào mùa đông, SAE 30 vào mùa hè.

2. Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới hạn.

3. Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu.

4. Ngừng máy, cho (châm) dầu vào.

5. Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới.


DẦU KHÔNG QUÁ ĐẦY


6. Thay dầu vào 100 giờ làm việc đầu tiên và 1000 giờ cho các lần tiếp theo hoặc theo quy định. Có thể thay sớm hơn thông thường trong điều kiện thông thoáng và ẩm ướt không tốt.
Xem thêm…