Home » cacloaimaykhac
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017
Cấu tạo và đặc điểm của tháp giải nhiệt tròn
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán tháp giải nhiệt là một loại máy công nghiệp rất hữu ích. Bạn đã hiểu hết loại máy này chưa? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về loại máy này nhé.
Tháp giải nhiệt gồm có 2 loại là tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông. Dưới đây công ty Yên Phát sẽ hướng dẫn cho quý khách cấu tạo và đặc điểm của tháp giải nhiệt tròn nhé.
1. Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt nước tròn
Tháp giải nhiệt tròn được thiết kế luồng không khí theo hướng ngược với lưu lượng nước. Ban đầu luồng không khí tiếp xúc với môi trường màng giải nhiệt, sau đó luồng không khí kéo lên theo phương thẳng đứng. Lưu lượng nước được phun xuống do áp xuất không khí và lưu lượng nước rơi xuống qua bề mặt tấm giải nhiệt, lưu lượng gió theo hướng ngược lại. Một trong những loại tháp giải nhiệt tròn nổi tiến nhất hiện nay đó là tháp giải nhiệt Liang chi
Tham khảo tháp giải nhiệt Tashin tại đây: http://yenphat.vn/Thap-giai-nhiet-Tashin.html
2. Cấu tạo tháp giải nhiệt tròn
- Khung và thân tháp: Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ tháp, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn hoặc tháp giải nhiệt nước dạng tròn, các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.
- Khối đệm (filling tháp giải nhiệt), Hay còn gọi tấm làm mát nước hoặc tấm giải nhiệt nước, hoặc màng pvc. Hầu hết các tháp đều có filling (làm bằng nhựa hoặc gỗ) để hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại filling:
- Filling dạng phun: nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé thành những giọt nhỏ hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ.
- Filling màng pvc: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc các loại khác. Loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn và tạo ra mức trao đổi nhit tương tự với lưu lượng nhỏ hơn so với khối đệm dạng phun.
- Tấm chắn nước: Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển làm tiêu hao nguồn nước.
- Bộ phận khí vào: Đây là bộ phận lấy khí vào tháp. Bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp (thiết kế dòng chảy ngang) hoặc đặt phía dưới một phía hoặc dưới đáy tháp (thiết kế dòng ngược).
- Cửa không khí vào: Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Rất nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí.
- Vòi phun: Vòi phun nước để làm ướt filling. Phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt khối đệm. Vòi có thể được cố định hoặc phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc vòi có thể là một bộ phận của dây chuyền quay như thường gặp ở một số tháp giảin nhiệt đối lưu ngang.
- Cánh quạt: Cả quạt hướng trục (quạt đẩy) và quạt ly tâm đều được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp.
Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết liên quan:
Tin liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét